Công trình Maeslantkering, giải pháp chống lũ lụt của người Hà Lan, tiến bộ của thế giới
Nội dung bài viết
Hàng ngàn năm qua, người dân Hà Lan đã liên tục chống chọi với nước biển. Chống chọi với biển trở thành bài học xương máu của đất nước này. Ngày nay trẻ em của Hà Lan bắt buộc phải học bơi và phải có chứng chỉ bơi lội
Huawei từ nay không thể cài đặt ứng dụng Facebook, Instagram
Cuối cùng, Huawei cũng phải thừa nhận không thể hoàn thành mục tiêu sau khi bị Mỹ trừng phạt
Về Kiên Giang- Điểm đến cho dịp hè!
Trước sự thay đổi của khí hậu và thảm họa của hiệu ứng nhà kính, bão lũ hàng năm gây thiệt hại nhiều cho con người, tại Hà Lan sau 2000 năm chống cự và sống chung với bão lũ thì nay đã có hệ thống đê biển di động vô cùng hiện đại, ngăn sóng biển một cách thông minh mà lại không làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại biển của nước này.
Hà lan nổi tiếng là đất nước xinh đẹp với cối xay gió và những đàn bò sữa, đất nước này có tên tiếng anh là Netherland có nghĩa là vùng đất thấp, trũng, đúng với tên gọi, đất nước Hà Lan chỉ có một nửa có độ cao hơn 1m so với mực nước biển, phần thấp nhất lại nằm dưới mực nước biển tới 6.7m. Vì thế đất nước này có nhiều khu vực ngập lụt, nhiễm mặn, phèn hoá, và là châu thổ chịu lũ chính của lưu vực sông Rhin, hứng chịu triều cường biển Bắc của châu Âu.
Trong những năm cuối thế kỷ 19, người Hà Lan đắp đê để tránh cho nước biển tràn vào cánh đồng của mình. Những chiếc cối xay gió khổng lồ được sử dụng để chuyển nước ra ngoài biển, làm khô đất đai, đến cuối thế kỷ 19, người ta ước tính có đến 10.000 chiếc cối xay gió được vận hành khắp đất nước Hà Lan, biến nơi đây thành vùng đất màu mỡ với năng suất nông nghiệp vào loại cao nhất thế giới.
Đê biển Afsluitdijk
Năm 1916, một trận bão khiến nhiều tuyến đê của Hà Lan bị vỡ, 16 người thiệt mạng, gây ngập lụt trên diện rộng (300km2), Chính phủ Hà Lan đã lên kế hoạch đóng kín cửa vịnh bằng một con đê mang tên Afsluitdijk. Công trình này có tổng chiều dài hơn 32km, rộng 90m, độ cao ban đầu 7,25m trên mực nước biển trung bình. Điều phi thường là công trình được hoàn thành chỉ sau 6 năm (từ 1927 đến 1933).
Tuyến đường cao tốc trên đê biển Afsluitdijk với 4 làn xe. Tuyến đường này cũng giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ tỉnh North Holland tới tỉnh Friesland.
Công trình Maeslantkering
Maeslantkering được xây dựng hai bên bờ New Waterway - được biết đến như hàng rào chắn sóng di động duy nhất trên thế giới, hai cánh cửa quay bằng thép nặng 6.800 tấn, mỗi bên dài 210 m, cao 22 m. Hàng rào này được kết nối với một hệ thống máy tính theo dõi mực nước biển và thời tiết, có thể tự động đóng mở trong trường hợp khẩn cấp.
Bình thường, hai cánh cửa của Maeslantkering hoàn toàn để mở sang hai bên cho tàu đi qua. Nếu một trận bão làm mực nước biển dâng lên 3 m so với mức bình thường, hai cánh cửa sẽ tự động nổi lên rồi đóng sập lại để ngăn dòng nước.
Measlantkering được hoàn thành vào năm 1997, kể từ khi đưa vào sử dụng, Maeslantkering mới chỉ đóng một lần trong trận bão lớn của năm 2007.Đây là hàng rào khổng lồ chắn sóng biển Bắc bảo vệ cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn và thành phố cảng Rotterdam.
Qua những nỗ lực và kiên cường, giờ đây Hà Lan có thể tự tin rằng, họ đã có thể chế ngự thiên nhiên và sống chung với “giặc” nước.
Nguồn: Sưu tầm