Tìm vốn khẩn 'trợ thở' cho doanh nghiệp du lịch

Nội dung bài viết

Tìm vốn khẩn trợ thở cho doanh nghiệp <a href=du lịch - Ảnh 1." title="Tìm vốn khẩn trợ thở cho doanh nghiệp du lịch - Ảnh 1." rel="lightbox" photoid="4e521270-3394-11eb-88e0-e518e8c60761" type="photo" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/2020/12/1/1291172364230706787080606295276217951416304n-16067997597262103102612.jpg" width="" height="">

Ngành du lịch gặp khó nhưng các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa tiếp cận được nhiều gói hỗ trợ kịp thời - Ảnh: N.BÌNH

Ông Trương Quang Cường - chủ tịch HĐTV Công ty du thuyền Viet Princess - cho biết đội tàu 4 chiếc của công ty được đầu tư đóng 200 tỉ đồng cách đây 5 năm, sau khi trừ khấu hao thời gian hoạt động, 4 chiếc tàu được hiện được định giá khoảng 180 tỉ đồng.

Trong thời điểm dịch COVID-19 chưa xảy ra, 4 tàu du ngoạn sông Mekong đem về doanh thu hằng năm cho doanh nghiệp khoảng 150 tỉ đồng, lợi nhuận 25 tỉ đồng, chủ yếu dựa vào nguồn khách quốc tế. Thế nhưng số tài sản này đã không đủ điều kiện trở thành tài sản thế chấp để doanh nghiệp ông Cường vay ngân hàng tối thiểu 20 tỉ đồng nhằm duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài.

"Hàng năm, doanh nghiệp chuyển vào hệ thống ngân hàng khoảng 100 tỉ đồng. Nay kinh doanh sụt giảm do ảnh hưởng của dịch thì phía ngân hàng từ chối vì cho rằng đây là ngành rủi ro cao. Ngân hàng nói du thuyền là sản phẩm khó thanh khoản", ông Cường nói.

Đem câu chuyện "trớ trêu" đến buổi tọa đàm "Kết nối doanh nghiệp du lịch và ngân hàng - Gỡ khó về vốn, chính sách" do báo Người Lao Động tổ chức ngày 23-12, đại diện Du thuyền Viet Princess cho rằng ngành ngân hàng cần có chính sách cho vay tín chấp theo tinh thần "win - win", cùng chia sẻ lúc khó khăn chứ không chỉ đồng hành khi doanh nghiệp "ăn nên làm ra".

Ông Trần Thế Dũng, tổng giám đốc Lữ hành Fiditour, cũng cho biết dù gặp khó và có nhu cầu, nhưng không doanh nghiệp du lịch nào dám đi vay. Nếu áp dụng tất cả điều kiện vay thông thường thì không có công ty lữ hành nào có tài sản để thế chấp, trong khi để tiếp cận các gói hỗ trợ từ ngân sách, doanh nghiệp cũng lúng túng về tiêu chí, điều kiện, thủ tục nên "không biết làm sao để vay được".

Ông Dũng cho rằng cần có cơ chế đánh giá để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành, được vay tín chấp. "Các ngân hàng có thể dựa trên mức đóng thuế nhà nước trong những năm trước đây, mức độ uy tín, độ lớn của thương hiệu, số lao động của doanh nghiệp… để làm căn cứ xét duyệt vay", ông Dũng đề xuất.

Ông Võ Anh Tài, phó tổng giám đốc Saigontourist, nói các doanh nghiệp du lịch cần được hỗ trợ tiếp cận về vốn, cơ chế, chính sách dễ dàng hơn để khôi phục hoạt động trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. "Cần xem ngành du lịch là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu trong các gói hỗ trợ như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay…", ông Tài nói.

Trước các đề xuất của doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho biết các ngân hàng sẽ có những sản phẩm tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp du lịch.

"Nhu cầu của người dân với việc đi du lịch hiện đã trở thành thiết yếu và phổ biến. Hiện các ngân hàng cũng đang nghiên cứu sản phẩm dành cho những người đi vay có đặc thù kinh doanh dựa trên sản phẩm dịch vụ, chất xám mà không có tài sản thế chấp. Chúng tôi hi vọng trong thời gian ngắn những sản phẩm tài chính này sẽ sớm được đưa ra và doanh nghiệp du lịch, lữ hành tiếp cận được", ông Minh nói bên lề buổi tọa đàm.

Cũng theo ông Minh, ngành ngân hàng không thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng TP đặt ra trong năm nay là 14%. Trong 11 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới đạt trên 8%, dư địa cho vay còn khoảng 6%. Vì vậy, trong mùa kinh doanh cuối năm, các ngân hàng thương mại sẵn sàng bơm vốn ra thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Tại tọa đàm, ông Ngô Hoài Chung, phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, dẫn thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy đại dịch COVID-19 làm ngành du lịch toàn cầu giảm 1 tỉ lượt khách, thiệt hại khoảng 1.100 tỉ USD, khoảng 230-240 triệu người lao động mất việc làm và tác động đến GDP toàn cầu giảm khoảng 2%.

Năm 2020, doanh thu ngành du lịch Việt Nam giảm hơn 50%, là ngành chịu nhiều thiệt lớn với khoảng 1/5 cơ sở lưu trú trên cả nước phải đóng cửa, khoảng 10.000 cơ sở lưu trú hoạt động cầm chừng, chưa kể khoảng 350 doanh nghiệp lữ hành chính thức đề nghị với Tổng cục Du lịch thu hồi giấy phép. Số doanh nghiệp hoạt động cầm cự, chờ thời, đóng cửa, hay tạm ngưng hoạt động vẫn đang nối dài.

Tổng thiệt hại của toàn ngành đến nay ước tính 23 tỉ USD.

Du lịch TP.HCM muốn đón hơn 32 triệu lượt khách nội địa trong năm 2021 Du lịch TP.HCM muốn đón hơn 32 triệu lượt khách nội địa trong năm 2021

Trong điều kiện tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam được đã kiểm soát, ngành du lịch phục hồi tốt, TP.HCM muốn đón khoảng 32,7 triệu lượt khách nội địa và phấn đấu đạt 33,5 triệu lượt, tổng thu gần bằng với thời điểm trước dịch.

(Nguồn: dulich.tuoitre.vn)

Tử vi 12 con giáp
Tuổi Tý Tuổi Sửu Tuổi Dần Tuổi Mão Tuổi Thìn Tuổi Tỵ Tuổi Ngọ Tuổi Mùi Tuổi Thân Tuổi Dậu Tuổi Tuất Tuổi Hợi
Tướng số
Phân tích Vietlott cơ bản
Text alert content!
 
Danh mục
 
Vietlott
 
Dự đoán
 
Phòng VIP
 
Thành viên